Hôm nay, xin bàn về nghề khảo sát địa chất, địa hình với anh em làm nghề. Liệu rằng nghề này là 1 nghề vất vả nhưng có đáng để chúng ta đam mê theo đuổi.
Ảnh: khoan khảo sát địa chất hướng dẫn 300 sinh viên ĐH Kiến Trúc thực tập
Công việc khảo sát trắc địa thay đổi theo nhiệm vụ, thông thường bao gồm: Lập bản đồ thể hiện các yếu tố địa chất(khảo sát địa chất) và lập bản đồ địa hình, địa vật, các chi tiết trên mặt đất (khảo sát địa hình). Gọi chung là Khảo sát trắc địa.
Là những người “3 chân-1 mắt”, thời gian làm việc hầu hết là ngoài công trường. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp họ trên đường với những dụng cụ đo đạc như chiếc compa 3 chân, nheo nheo nhắm nhắm với những bia hiệu có đánh số…
Ảnh: Khảo sát địa hình tại công trình Cảng Thanh Lễ
Trắc địa là ngành học liên quan đến sự đo đạc, biểu diễn, phân tích quy luật, cập nhật và hiển thị các thông tin không gian được thu thập từ những thiết bị đặt trên mặt đất cũng như trên tàu thuyền đến các bộ cảm biến đặt trên máy bay hay các vệ tinh chuyển động trên trái đất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau liên quan đến đặc điểm vật lý của trái đất và môi trường xây dựng.
Những thông tin này sẽ được xử lý, phân tích bởi các công nghệ tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế xã hội như: quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất, thi công và quan trắc.
Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực trắc địa và bản đồ như: hệ thống thông tin địa lý GIS, kỹ thuật định vị bằng vệ tinh GPS, lượng ảnh viễn thám, công nghệ xử lý ảnh…
Hiện nay những nơi đào tạo kỹ sư trắc địa như: trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường và trường Đại học mỏ địa chất (trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường là đào tạo kỹ sư thực hành, còn đào tạo ngành này ở bậc đại học là kỹ sư nghiên cứu và quản lý), Khoa Địa chất Đại học Bách Khoa tp.HCM, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Xây dựng, Giao Thông Vận Tải…
Một trong những chuyên ngành của nghề kỹ sư trắc địa, đó là vẽ bản đồ. Với kỹ sư trắc địa thực hành, họ có kỹ năng cơ bản về đo đạc bản đồ, các yếu tố trên bề mặt của nó như dáng đất, chất đất, thủy hệ, lớp thực vật, đường giao thông, điểm dân cư, các địa vật..., có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn trắc địa ở các cơ sở, các ngành điều tra cơ bản như: Các doanh nghiệp đo đạc thành lập bản đồ, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, quy hoạch, phục vụ quốc phòng, địa chính, quản lý về đất đai, hầm mỏ, các thông tin địa lý…...
Bên cạnh những công trình lớn thì các mỏ than cũng rất cần sự có mặt của kỹ sư trắc địa. Bởi hầm mỏ luôn có những biến động khôn lường vì sự chuyển rời, biến thiên của lòng đất, đòi hỏi sự tìm hiểu phân tích để sự an toàn lúc nào cũng được đặt lên cao nhất. Vì một điều dễ hiểu mà ai cũng biết, hầm lò là một công việc nguy hiểm nhất trong số các nghề nguy hiểm.
Ngành khảo sát địa chất công trình nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất, phát hiện nhiều nguy cơ sụt lún. Địa chất công trình được xem như là người lính trinh sát, đi trước tìm hiểu, đánh giá thực chất môi trường địa chất. Vì vậy, ngoài việc cần quan tâm đến chất lượng khảo sát các công trình, mà còn đòi hỏi các đơn vị chức năng khảo sát địa chất công trình phải nỗ lực về mọi mặt bởi đối với bất kì công trình nào dù lớn hay nhỏ, dù bình thường hay quan trọng nhưng nếu xảy ra sự cố đều gây tổn thất cho người dân và xã hội.
Chính vì thế sinh viên của trường, tốt nghiệp có thể về làm việc tại các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thủy Lợi, tại các cơ quan khảo sát của tỉnh và có thể làm việc tại các công ty khảo sát-xây dựng đang ngày càng nhiều thêm trên lĩnh vực này.
Mỗi công việc đều có những hay và dở khác nhau, nhưng khi đã chọn một nghề, cho dù nó còn nhiều khó khăn vất vả, phương tiện kỹ thuật không phải lúc nào cũng hoàn hảo thì người ta vẫn có thể đi đến tận cùng niềm đam mê đó. Nghề kỹ sư trắc địa, khảo sát địa chất-địa hình cũng vậy, vất vả nhưng sẽ thỏa lòng cho các bạn thích khoa học và thích … đi đây đi đó.
Sưu tầm
- Tại sao phải khảo sát địa chất công trình?
- Các bước tiến hành khảo sát địa chất
- Sản phẩm, thời gian và chi phí khảo sát địa chất công trình
- Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình
- Công tác nghiệm thu ngoài hiện trường
- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình
- Những sai sót trong công tác khoan khảo sát địa chất
... Tài liệu khác
- Các bước tiến hành khảo sát địa chất
- Sản phẩm, thời gian và chi phí khảo sát địa chất công trình
- Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình
- Công tác nghiệm thu ngoài hiện trường
- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình
- Những sai sót trong công tác khoan khảo sát địa chất
... Tài liệu khác
hihji
Trả lờiXóaNhựa PTFE
bạc hợp kim đồng
Trục con lăn
Nhựa UHMW PE
Nhựa PA6