Ảnh

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2012 - Một sô TCVN:2012 được áp dụng trong hoạt động xây dựng

Công Ty TNHH Địa Chất Xây dựng Phú Nguyên xin giới thiệu danh sách Tiêu Chuẩn Quốc Gia Việt Nam (Tiêu chuẩn Việt Nam) được công bố năm 2012.

Tải về:
Danh sách Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2012.pdf



Sau đây là một số TCVN:2012 được áp dụng trong hoạt động xây dựng.
(Có thể click vào số hiệu tiêu chuẩn để tải về)

TT
SỐ HIỆU
TÊN TIÊU CHUẨN
1
TCVN 4118:2012 Công trình thủy lợi – Hệ thống tưới tiêu – Yêu cầu thiết kế
2
TCVN 4195:2012 Đất xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
3
TCVN 4196:2012 Đất xây dựng – phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm
4
TCVN 4197:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
5
TCVN 4200:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
6
TCVN 4201:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm
7
TCVN 4202:2012 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
8
TCVN 4253:2012 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế
9
TCVN 4447:2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu
10
TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
11
TCVN 5574:2012 Kế t cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
12
TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc. Yêu cầu thiết kế
13
TCVN 8719:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các đặc trưng trương nở của đất trong phòng thí nghiệm
14
TCVN 8720:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các đặc trưng co ngót của đất trong phòng thí nghiệm
15
TCVN 8721:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nhất của đất rời trong phòng thí nghiệm
16
TCVN 8722:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định các đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm
17
TCVN 8723:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định hệ số thấm của đất trong phòng thí nghiệm
18
TCVN 8724:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời trong phòng thí nghiệm
19
TCVN 8725:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định sức chống cắt của đất hạt mịn mềm yếu bằng thí nghiệm cắt cánh ở trong phòng
20
TCVN 8726:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi – Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ của đất trong phòng thí nghiệm
21
...


Xem và tải về các tiêu chuẩn khác tại đây:
Tiêu chuẩn Việt Nam  2012






======================================
HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Khảo sát địa chất
Tel: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNGEO.COM
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp - Q9



Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Quy trình khoan khảo sát địa chất

Trong hoạt động xây dựng, công tác khảo sát Địa chất công trình - Địa kỹ thuật (ĐCCT-ĐKT) giúp ích nhà thiết kế chọn lựa giải pháp móng cùng các hạng mục khác hợp lý về mặt kinh tế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, ngoài việc triển khai theo đúng quy trình và quy phạm hiện hành, để có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thiết kế không hề đơn giản! Trong những năm gần đây, nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở các thành phố lớn. Khi đó, công việc tính toán ổn định hạng mục hố móng sâu (tầng hầm) và biện pháp thi công phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT. Nếu tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT không đầy đủ thông tin hay chất lượng thấp sẽ dẫn đến việc thiết kế không chính xác, thiếu độ tin cậy,... thậm chí có sự cố xảy ra trong quá trình thi công tầng hầm.

Công tác triển khai khảo sát ĐCCT phụ thuộc vào kinh nghiệm người chủ trì khảo sát. Bài viết này hệ thống từng bước thực hiện công tác khảo sát ĐCCT-ĐKT trong hoạt động xây dựng và những vấn đề liên quan khác…

Liên kết đến trang góc: Hình trụ hố khoan


1. Mục đích công tác khảo sát ĐCCT:
Trước hết, chúng ta phải hiểu được mục đích của công tác khảo sát ĐCCT là gì? Nói một cách đơn giản, khảo sát ĐCCT nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ điều kiện ĐCCT khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn vị trí xây dựng tối ưu.
- Cung cấp số liệu cho thiết kế, tính toán nền móng, hạng mục hạ tầng, biện pháp thi công... cho công trình đảm bảo kỹ thuật và hợp lý về mặt kinh tế.
- Dự báo vấn đề ĐCCT cũng như sự biến đổi môi trường địa chất có thể xảy ra và đề ra các giải pháp phòng chống.

Trong những năm vừa qua, có khá nhiều sự cố công trình đã xảy ra liên quan đến điều kiện ĐCCT. Ví dụ như không khảo sát ĐCCT và thiết kế móng “mò”, khảo sát ĐCCT sơ sài, không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng,...
Như vậy, khảo sát ĐCCT là công tác không thể thiếu được trong hoạt động xây dựng, được tiến hành tương ứng với giai đoạn thiết kế công trình.
- Thiết kế cơ sở: khảo sát ĐCCT sơ bộ.
- Thiết kế kỹ thuật: khảo sát ĐCCT chi tiết.
- Thiết kế thi công: khảo sát ĐCCT bổ sung.

1.1. Điều kiện ĐCCT
Điều kiện ĐCCT là tổng hợp toàn bộ các yếu tố địa chất tự nhiên của một khu vực có ảnh hưởng tới công tác thiết kế, thi công và quá trình sử dụng công trình. Điều kiện ĐCCT bao gồm các yếu tố sau:
a. Điều kiện địa hình, địa mạo khu vực nghiên cứu;
b. Cấu tạo địa chất;
c. Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất đá;
d. Các hiện tượng địa chất động lực khu vực;
e. Đặc điểm Địa chất thủy văn (ĐCTV);
f. Vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên.

Những yếu tố trên cần được làm sáng tỏ khi thực hiện công tác khảo sát ĐCCT.
Tuy nhiên, tùy loại và quy mô công trình mà vai trò các yếu tố khác nhau. Với công trình nhà dân dụng thông thường, yếu tố quan trọng nhất là c, e, a. Với công trình hồ chứa, thủy điện, yếu tố a, b, d đóng vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố f lại rất quan trọng đối với công trình mang tính đào đắp lớn như đường, đê, đập, kè,... Ngoài ra, một số yếu tố có mối quan hệ nhất định với nhau như yếu tố a với b, e.
Do vậy, các kỹ sư ĐCCT đưa ra được các yếu tố ĐCCT phù hợp với công trình mà mình đang thực hiện. Điều quan trọng nhất là yếu tố đó phải đáp ứng được yêu thiết kế và thi công công trình.

1.2. Vấn đề ĐCCT
Vấn đề ĐCCT là những vấn đề địa chất bất lợi phát sinh khi xây dựng và sử dụng công trình, do điều kiện ĐCCT không đáp ứng được yêu cầu làm việc của công trình. Tuỳ thuộc vào điều kiện ĐCCT cụ thể cũng như loại, quy mô công trình mà có thể phát sinh những vấn đề ĐCCT khác nhau.
- Công trình nhà dân dụng và công nghiệp: vấn đề ổn định, biến dạng lún của nền đất, nước chảy vào hố móng, cát chảy, xói ngầm,...
- Công trình giao thông: vấn ổn định trượt, biến dạng lún của nền đường, ổn định của mái dốc đường đắp, đường đào, ta luy đường,...
- Công trình ngầm và hố móng sâu: vấn đề ổn định của đất đá xung quanh hầm ngầm, nước chảy vào hầm, bùng nền, cát chảy, xói ngầm, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, khí độc, khí cháy trong hầm,...

2. Quá trình thực hiện công tác khảo sát ĐCCT
2.1. Lập nhiệm vụ khảo sát ĐCCT
Đây là công việc đầu tiên phải thực hiện, là cơ sở và định hướng cho công tác khảo sát ĐCCT. Nhiệm vụ khảo sát có thể do nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với từng dạng công trình, giai đoạn thiết kế. Nhiệm vụ khảo sát bao gồm những nội dung sau đây:
- Mục đích khảo sát;
- Phạm vi khảo sát; 5
- Phương pháp, nội dung khảo sát;
- Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;
- Các tiêu chuẩn khảo sát áp dụng;
- Thời gian thực hiện khảo sát.
Để lập được nhiệm vụ khảo sát, đòi hỏi các kỹ sư phải có kinh nghiệm trong thiết kế cũng như hiểu biết về ĐCCT, nền móng và sơ bộ điều kiện ĐCCT khu vực khảo sát. Từ đó mới có thể đưa ra nhiệm vụ khảo sát một cách đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đặt ra. Nếu nhiệm vụ được lập bởi người thiếu kiến thức hoặc thiếu kinh nghiệm, nhiệm vụ khảo sát có thể không đầy đủ (khối lượng thừa hoặc thiếu), không phù hợp thậm chí không thể thực hiện được,...!

2.2. Lập phương án khảo sát ĐCCT

Khi nhiệm vụ khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt, bước tiếp theo là phương án khảo sát. Phương án khảo sát do nhà thầu khảo sát ĐCCT lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Phương án khảo sát phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng. 6

Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp giữa phương án và nhiệm vụ khảo sát có sự mâu thuẫn về nội dung và khối lượng công tác khảo sát. Có những nội dung gây tranh cãi giữa nhà thầu khảo sát và đơn vị lập nhiệm vụ khảo sát (thường rơi vào trường hợp đơn vị thiết kế lập). Ngoài lý do đã đề cập ở mục 2.1, nguyên nhân còn do sự phối hợp kém hiệu quả giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế với nhà thầu khảo sát. Để đảm bảo phương án khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, cần sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu khảo sát ngay từ giai đoạn ban đầu, tức là khi bắt đầu lập nhiệm vụ khảo sát. Khi đã đạt được sự thống nhất thì mới tiến hành xây dựng nhiệm vụ khảo sát và các công việc tiếp theo.

2.3. Xây dựng dự toán và hợp đồng khảo sát địa chất công trình

Dự toán khảo sát ĐCCT được lập trong một mục riêng của phương án khảo sát hoặc được xây dựng một cách độc lập (thường đi kèm theo phương án khảo sát). Dự toán khảo sát được lập trên cơ sở sau:
- Khối lượng công việc khảo sát (trong phương án khảo sát).
- Đơn giá khảo sát xây dựng các tỉnh, thành.
- Định mức dự toán XD CT - Phần khảo sát XD công bố kèm theo văn bản số 1779/VP-BXD ngày 16/8/2007 của BXD.
- Các thông tư, nghị định về thay đổi chế độ tiền lương, hệ số máy thi công

Trên cơ sở phương án và dự toán khảo sát, đơn vị khảo sát xây dựng hợp đồng khảo sát ĐCCT [4, 5]. Khi hợp đồng được ký kết, công tác khảo sát ĐCCT bắt đầu được tiến hành. Nội dung hợp đồng khảo sát được quy định trong [4, 5]. Nội dung, phương pháp tiến hành phụ thuộc vào công việc được ký kết. Đơn vị khảo sát bố trí nhân lực, máy móc,... sao cho tiến độ công việc đảm bảo tiến độ theo yêu cầu (đã được thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng).

2.4. Nội dung công tác ĐCCT
Để phản ánh được đầy đủ các yếu tố của điều kiện ĐCCT như đã đề cập, công tác khảo sát ĐCCT thường gồm những nội dung sau:
- Công tác thu thập tài liệu:
Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu về điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng, những tài liệu đã nghiên cứu, khảo sát trước đây ở khu vực đó.
- Công tác trắc địa: Nhằm đưa vị trí các công trình thăm dò từ sơ đồ ra ngoài thực địa (gồm có tọa độ và cao độ) từ các mốc chuẩn đã có. Với những công trình có mặt bằng hiện trạng rõ ràng, đơn giản thì có thể sử dụng phương pháp giao hội bằng thước để xác định vị trí công trình thăm dò.
- Công tác khoan đào thăm dò: Khoan đào thăm dò là công tác quan trọng nhất trong khảo sát ĐCCT và có mục đích chính như sau:

+ Nhằm xác định phạm vi phân bố, ranh giới các lớp đất đá;
+ Lấy mẫu đất đá, mẫu nước phục vụ TN trong phòng;
+ Sử dụng hố khoan để tiến hành thí nghiệm ngoài trời;
+ Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV.

- Công tác thí nghiệm ngoài trời: Thí nghiệm ngoài trời khắc phục được nhược điểm của của thí nghiệm trong phòng do các mẫu có kích thước lớn, được tiến hành ngay trong điều kiện tự nhiên của đất đá, cho phép nâng cao độ chính xác và tin cậy. Có nhiều dạng công tác thí nghiệm ngoài trời như nén tĩnh nền, cắt cánh, xuyên tĩnh, xuyên động, xuyên tiêu chuẩn, nén ngang,... Mỗi dạng công tác đều có mục đích cụ thể nhằm nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá và phục vụ công tác thiết kế móng cụ thể. Một số công tác phổ biến:
+ Công tác thí nghiệm cắt cánh: Mục đích nhằm xác định sức chống cắt không thoát nước của đất, độ bền liên kết kiến trúc để phân loại đất. Thí nghiệm này áp dụng cho một số loại đất yếu (chủ yếulà đất dính) khó lấy mẫu nguyên dạng để thí nghiệm. Trong xây dựng, số liệu số liệu cắt cánh (lực dính kết không thoát nước Cu) dùng để tính toán ổn định đất đá ở mái dốc, ở tầng hầm, đánh giá trượt trồi, bùng nền ở hố móng sâu,...
+ Công tác thí nghiệm xuyên tĩnh: hí nghiệm xuyên tĩnh được dùng để phân chia địa tầng, mức độ đồng nhất của đất đá, độ chặt của đất rời, sức chịu tải của cọc,... Hiện nay, các máy xuyên hiện đại còn cho phép xác định được áp lực nước lỗ rỗng, áp lực tiêu tán trong đất để phục vụ thiết kế hầm ngầm.
+ Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT được dùng để phân chia địa tầng, độ chặt của đất rời, sức chịu tải của cọc,... Đây là thí nghiệm hiện trường được sử dụng rộng rãi trong khảo sát ĐCCT hiện nay vì dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Với công tác khảo sát ĐCCT phục vụ xây dựng nhà cao tầng, thí nghiệm SPT không thể thiếu được [14]. Nghiệm thu công tác khảo sát khảo sát ở hiện trường được thực hiện theo [9].

- Công tác thí nghiệm trong phòng: Các mẫu đất đá nguyên dạng, không nguyên dạng, mẫu nước lấy được khi khảo sát ĐCCT được đưa về phòng thí nghiệm. Ở đó chúng được xác định tính chất vật lý, tính chất cơ học, tính chất đối với nước, tên gọi nhờ các máy móc và dụng cụ chuyên dùng.
+ Mẫu nguyên dạng (trạng);
+ Mẫu không nguyên dạng;
+ Mẫu nước.
- Công tác chỉnh lý tài liệu và lập báo cáo: Đây là phần việc cuối cùng của công tác khảo sát ĐCCT. Giai đoạn đầu là thống kê, chỉnh lý tài liệu thu được, hệ thống hoá và hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu trong quá trình khảo sát ĐCCT. Từ đó thành lập báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT và phụ lục kèm theo. Báo cáo khảo sát ĐCCT phải nêu được điều kiện ĐCCT và gồm những nội dung sau đây:

+ Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát;
+ Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;
+ Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng;
+ Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
+ Khối lượng khảo sát;
+ Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;
+ Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;
+ Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ thiết kế, thi công xây dựng công trình;
+ Kết luận và kiến nghị;
+ Tài liệu tham khảo;
+ Phụ lục kèm theo.

2.5. Nghiệm thu kết quả khảo sát địa chất công trình
Nghiệm thu kết quả khảo sát ĐCCT được thực hiện theo điều 12 của [1]. Nội dung nghiệm thu dựa trên cơ sở chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng. Nếu nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngoài các thủ tục thông thường thì các bên còn phải xác nhận “khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán” [11] do Bộ Tài chính ban hành.

2.6. Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Sau khi kết quả khảo sát ĐCCT được nghiệm thu (mục 2.5), hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Cơ sở của thanh lý dựa vào khối lượng thực tế thực hiện, đơn giá khảo sát ĐCCT và các thông tư liên quan,...

3. Kết luận
Khảo sát ĐCCT là một hạng mục công việc quan trọng trong xây dựng công trình. Nhiệm vụ khảo sát ĐCCT là cơ sở ban đầu và cũng là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm khảo sát ĐCCT. Do vậy, đòi hỏi cả chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị khảo sát phải phối hợp đồng bộ để đạt được kết quả với chất lượng tốt nhất, nội dung đầy đủ nhất. Để có được một báo cáo khảo sát ĐCCT có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thiết kế, đòi hỏi các cán bộ, kỹ sư ĐCCT-ĐKT không những nắm vững kiến thức chuyên môn, mà còn phải nắm được luật xây dựng, quy trình quy phạm hiện hành, cập nhật thông tư, nghị định liên quan... Quá trình khảo sát ĐCCT đều phải trải qua những bước nhất định, nội dung phải phù hợp với loại và quy mô công trình.



HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Khảo sát địa chất, khoan địa chất
Tel: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNGEO.COM
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp - Q9






Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình

Các công trình trước khi thiết kế kỹ thuật cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất công trình nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng...

Căn cứ theo Luật xây dựng Chương IV – Mục 1 – Khảo sát xây dựng

Điều 47. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
2. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế;
3. Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
4. Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng; 5. Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát;
b) Phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát;
c) Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng.

Công Ty TNHH Địa Chất Xây Dựng Phú Nguyên cung cấp đa dạng các dịch vụ trong công tác tư vấn khảo sát địa chất xây dựng (Đo đạc địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn…). Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu mẫu hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát địa chất.

Liên kết đến trang góc: Báo cáo kết quả khảo sát địa chất





HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Khảo sát địa chất
Tel: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNGEO.COM
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp - Q9






Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Mặt cắt địa chất - công tác khoan khảo sát địa chất công trình

Mặt phẳng giả thiết cắt qua một điểm lộ địa chất hoặc một vùng, theo một phương nhất định thường chọn thẳng góc với thế nằm các đá. Trên mặt phẳng đó thể hiện các lớp đất đá có thành phần vật chất, bề dày khác nhau. Tỉ lệ của MCĐC tương ứng với tỉ lệ của bản đồ địa chất của vùng, tỉ lệ càng lớn, MCĐC càng chi tiết.

Mặt cắt địa chất giúp ta hiểu cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu. Khi xây dựng các công trình kiến trúc, cầu cống, phải khoan nhiều hố tới độ sâu cần thiết để xác định thành phần đất đá, bề dày và tính chất của chúng bên dưới công trình, từ đó lập nên mặt cắt địa chất công trình.

Mặt cắt địa chất là tài liệu cơ sở để đề ra các biện pháp đảm bảo sự bền vững của công trình.

Liên kết đến trang góc: Mặt cắt địa chất





HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Khảo sát địa chất, khoan địa chất
Tel: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNGEO.COM
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp - Q9






Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hình trụ hố khoan khảo sát địa chất, nền móng công trình

Hình trụ hố khoan khảo sát địa chất, nền móng công trình

Trong công tác lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) việc vẽ hình trụ hố khoan là một bước vô cùng quan trọng tốn khá nhiều thời gian...

Liên kết đến trang góc: Hình trụ hố khoan


Hình trụ hố khoan khảo sát địa chất công trình phản ánh nhiều nội dung: - Tên công trình, địa điểm khoan khảo sát địa chất
- Số lượng, độ sâu hố khoan khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường
- Cao độ miệng hố khoan, độ sâu mực nước ngầm
- Ngày khoan, máy khoan, phương pháp khoan
- Mô tả chi tiết các lớp đất, trạng thái đất, bề dày lớp, độ sâu phân bố lớp
- Độ sâu lấy mẫu, độ sâu thí nghiệm SPT hiện trường, số liệu SPT cũng được thể hiện lên hình trụ hố khoan



HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Khảo sát địa chất, khoan địa chất
Tel: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNGEO.COM
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp - Q9






Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Nền móng công trình không đạt yêu cầu, chung cư vừa xây xong đã sập

Tòa nhà cao 13 tầng ở thành phố Thượng Hải đổ sập xuống để lộ phần móng có kết cấu lỏng lẻo hồi cuối tuần trước, khi đang hoàn thiện để đón các cư dân đầu tiên dọn vào ở khiến một công nhân thiệt mạng.

Khối nhà đổ sập xuống khu đất xây dựng ngổn ngang, xung quanh là những khối nhà có thiết kế giống hệt nhưng vẫn đứng vững. Tòa nhà sập nhìn bề ngoài gần như đã hoàn thiện với những tấm kính cửa sổ được lắp đặt và mặt tiền bóng bẩy.

Tai nạn liên quan đến xây dựng các công trình đô thị không phải là hiếm tại Trung Quốc. Năm ngoái, một kết cấu thép hình vòm bị sập trong công trường xây dựng cây cầu đường sắt khiến 7 người thiệt mạng. Cùng năm còn có vụ sập cần cẩu giàn xuống một trường mẫu giáo khiến 5 người chết.

Vụ sập hàng loạt trường học trong trận động dất đẫm máu ở Tứ Xuyên năm ngoái làm hàng trăm em học sinh thiệt mạng, trong khi những tòa nhà xung quanh vẫn đứng vững, khiến người dân địa phương trút cơn thịnh nộ xuống đầu những công ty xây dựng và các quan chức bị cáo buộc tham nhũng.

Tin - VnExpress







HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Tel/Hot: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNgeo.com
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long B, Q9





Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Thí nghiệm mẫu địa chất, thí nghiệm trong phòng

Công tác thí nghiệm trong phòng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm xác định các chỉ tiêu đặc cơ lý của của đất đá, xác định thành phần hóa học của nước… Làm cơ sở để đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các bài toán về nền móng phục vụ công tác thiết kế:


Một số nội dung thí nghiệm trong phòng Công ty chúng tôi thực hiện:

* Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng (Có thể thực hiện 9 chỉ tiêu hoặc 17 chỉ tiêu tùy theo yêu cầu của thiết kế):

1. Thành phần hạt
2. Độ ẩm tự nhiên
3. Độ ẩm giới hạn chảy
4. Độ ẩm giới hạn dẻo
5. Dung trọng tự nhiên
6. Khối lượng riêng
7. Hệ số nén lún
8. Lực dính kết
9. Góc ma sát trong
10. Chỉ số dẻo
11. Độ sệt
12. Dung trọng khô
13. Độ rỗng
14. Hệ số rỗng tự nhiên
15. Độ bão hòa
16. ÁP lực tính toán quy ước
17. Modun tổng biến dạng

* Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bêtông


- Phương pháp thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông (xác định nồng độ pH, hàm lượng sunphate, chloride..) đúng theo quy định của: ASTM D1242

* Thí nghiệm nén 3 trục cố kết không thoát nước (CU) cho các mẫu sét tự nhiên, nguyên dạng để xác định các hệ số (ccu, cu…) đúng theo quy định của ASTM-D4767 – 90.


* Thí nghiệm nén 3 trục không cố kết không thoát nước (UU) cho các mẫu sét tự nhiên, nguyên dạng để xác định các hệ số (cu, qu…) đúng theo quy định của : ASTM D2850-90.

* Thí nghiệm xác định chỉ tiêu mẫu đất ba trục cố kết thoát nước (CD)

* Thí nghiệm xác định chỉ tiêu mẫu đất ba trục không hạn chế nở hông (QU) xác định độ bean nén cp1 nở hông của mẫu đá đúng theo quy định của : 22TCN57-84 , TCVN 1772 – 1987 (đối với mẫu đá), ASTMD2166 (đối với mẫu đất)


* Thí nghiệm mẫu hóa đất
- Phương pháp thí nghiệm mẫu đất ăn mòn bê tông đúng theo quy định của: TCVN 5957 – 95 (pH), TCVN 4051 – 85 (hữu cơ %), EPA 325-2 (Cl- %), ISO 11048 -95 (SO3- %)

Các thí nghiệm khác như: xác định chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn, thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của mẫu đá, mẫu nước toàn phần…

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Tel/Hot: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNgeo.com
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long B, Q9





Đơn giá khảo sát địa chất, xây dựng 64 tỉnh thành

Khảo sát địa chất là công việc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng công trình, nhất là ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã xem thường, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tải về tại đây: đơn giá khảo sát địa chất



ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, XÂY DỰNG
 
 Tên Tỉnh
Đơn giá Xây
Đơn giá Lắp
Đơn giá Khảo sát
1
Tỉnh An Giang
31/2006/QĐ-UBND
32/2006/QĐ-UBND
33/2006/QĐ-UBND
2
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2056/2006/QĐ-UBND (18/7/2006)
2057/2006/QĐ-UBND (18/7/2006)
2058/2006/QĐ-UBND (18/7/2006)
3
Tỉnh Bắc Kạn
1719/2006/ QĐ-UBND
1720/2006/ QĐ-UBND
1721/2006/ QĐ-UBND
4
Tỉnh Bắc Giang
77/2006/QĐ-UBND
79/2006/QĐ-UBND
78/2006/QĐ-UBND
5
Tỉnh Bạc Liêu



6
Tỉnh Bắc Ninh
102/2006/QĐ-UBND


7
Tỉnh Bến Tre
1662/2006/QĐ-UBND (18/7/2006)

1660/2006/QĐ-UBND (18/7/2006)
8
Tỉnh Bình Ðịnh



9
Tỉnh Bình Dương
255/2006/QĐ-UBND (27/11/2006)
254/2006/QĐ-UBND (27/11/2006)
253/2006/QĐ-UBND (27/11/2006)
10
Tỉnh Bình Phước



11
Tỉnh Bình Thuận
48/2006/ QĐ-UBND
48/2006/ QĐ-UBND
48/2006/ QĐ-UBND
12
Tỉnh Cà Mau
33/2006/QĐ-UBND
31/2006/QĐ-UBND
32/2006/QĐ-UBND
13
Tỉnh Cần Thơ
2143/2006/QĐ-UBND (27/9/2006)
2145/2006/QĐ-UBND (27/9/2006)
2144/2006/QĐ-UBND (27/9/2006)
14
Tỉnh Cao Bằng
2189/2006/QĐ-UBND
2187/2006/QĐ-UBND
2188/2006/QĐ-UBND
15
TP. Ðà Nẵng
89/2006/QĐ-UBND

90/2006/QĐ-UBND
16
Tỉnh Ðắk Lắk
37/2006/QĐ-UBND (9/8/2006)
37/2006/QĐ-UBND (9/8/2006)
36/2006/QĐ-UBND
17
Tỉnh Ðắc Nông



18
Tỉnh Điện Biên
11/2006/QĐ-UBND

10/2006/QĐ-UBND
19
Tỉnh Ðồng Nai
8778/2006/QĐ-UBT
8779/2006/QĐ-UBT
8777/2006/QĐ-UBT
20
Tỉnh Ðồng Tháp
45/2006/QĐ-UBND (24/8/2006)
42/2006/QĐ-UBND (24/8/2006)

21
Tỉnh Gia Lai
94/2006/QĐ-UBND (6/11/2006)
94/2006/QĐ-UBND (6/11/2006)
94/2006/QĐ-UBND (6/11/2006)
22
Tỉnh Hà Giang
1728/2006/QĐ-UBND (27/6/2006)
1728/2006/QĐ-UBND (27/6/2006)
1729/2006/QĐ-UBND (27/6/2006)
23
Tỉnh Hà Nam
33/2006/QĐ-UBND
31/2006/QĐ-UBND
32/2006/QĐ-UBND
24
TP. Hà Nội
192/2006/QĐ-UBND (25/10/2006)
204/2006/QĐ-UBND
193/2006/QĐ-UBND
25
Tỉnh Hà Tây
1349/2006/QĐ-UBND
1350/2006/QĐ-UBND
1471/2006/QĐ-UBND
26
Tỉnh Hà Tĩnh
2970/2006/QĐ-UBND
2969/2006/QĐ-UBND
2969/2006/QĐ-UBND
27
Tỉnh Hải Dương
4244/2006/QĐ-UBND
4245/2006/QĐ-UBND
4246/2006/QĐ-UBND
28
TP. Hải Phòng
2155/2006/QĐ-UBND
2154/2006/QĐ-UBND
2156/2006/QĐ-UBND
29
Tỉnh Hậu Giang
43/2006/QĐ-UBND
42/2006/QĐ-UBND
41/2006/QĐ-UBND
30
TP.HCM
103/2006/QĐ-UBND
104/2006/QĐ-UBND

31
Tỉnh Hòa Bình
19/2006/QĐ-UBND
16/2006/QĐ-UBND
18/2006/QĐ-UBND
32
Tỉnh Hưng Yên
112/2006/QĐ-UBND (29/8/2006)
111/2006/QĐ-UBND
113/2006/QĐ-UBND
33
Tỉnh Khánh Hòa



34
Tỉnh Kiên Giang



35
Tỉnh Kon Tum
28/2006/QĐ-UBND (30/6/2006)

27/2006/QĐ-UBND (30/6/2006)
36
Tỉnh Lai Châu
56/2006/QĐ-UBND


37
Tỉnh Lâm Ðồng
43/2006/QĐ-UBND (6/7/2006)
42/2006/QĐ-UBND (6/7/2006)

38
Tỉnh Lạng Sơn
2970/2006/QĐ-UBND
2969/2006/QĐ-UBND

39
Tỉnh Lào Cai
369/2006/QĐ-UBND (16/2/2006)

58/2006/ QĐ-UBND
40
Tỉnh Long An
60/2006/QĐ-UBND (24/11/2006)

60/2006/QĐ-UBND (24/11/2006)
41
Tỉnh Nam Ðịnh
2827/2006/QĐ-UBND
2828/2006/QĐ-UBND
2829/2006/QĐ-UBND
42
Tỉnh Nghệ An



43
Tỉnh Ninh Bình
1665/2006/QĐ-UBND (15/8/2006)
2246/2006/QĐ-UBND (24/10/2006)

44
Tỉnh Ninh Thuận
119/2006/QĐ-UBND (31/5/2006)
120/2006/QĐ-UBND (31/5/2006)

45
Tỉnh Phú Thọ
3571/2006/QĐ-UBND (26/12/2006)
3574/2006/QĐ-UBND (26/12/2006)
3572/2006/QĐ-UBND (26/12/2006)
46
Tỉnh Phú Yên
1012/2006/QĐ-UBND (3/7/2006)
1012/2006/QĐ-UBND (3/7/2006)
1014/2006/QĐ-UBND (3/7/2006)
47
Tỉnh Quảng Bình
21/2006/QĐ-UBND (12/5/2006)

22/2006/QĐ-UBND (12/5/2006)
48
Tỉnh Quảng Nam



49
Tỉnh Quảng Ngãi



50
Tỉnh Quảng Ninh
3777/2006/QĐ-UBND (28/11/2006)
3778/2006/QĐ-UBND (28/11/2006)
3779/2006/QĐ-UBND (28/11/2006)
51
Tỉnh Quảng Trị
62/2006/QĐ-UBND (3/8/2006)
63/2006/QĐ-UBND (3/8/2006)
64/2006/QĐ-UBND (3/8/2006)
52
Tỉnh Sóc Trăng
991/QĐHC-CTUBND (11/7/2006)


53
Tỉnh Sơn La
58/2006/QĐ-UBND (7/8/2006)
61/2006/QĐ-UBND (7/8/2006)
60/2006/QĐ-UBND (7/8/2006)
54
Tỉnh Tây Ninh
738/2006/QĐ-UBND (16/8/2006)
739/2006/QĐ-UBND (16/8/2006)

55
Tỉnh Thái Bình
73/2006/QĐ-UBND
74/2006/QĐ-UBND
72/2006/QĐ-UBND
56
Tỉnh Thái Nguyên
2279/2006/QĐ-UBND (16/10/2006)
2279/2006/QĐ-UBND (16/10/2006)

57
Tỉnh Thanh Hóa
2992/2006/QĐ-UBND (19/10/2006)
2993/2006/QĐ-UBND (19/10/2006)
2994/2006/QĐ-UBND (19/10/2006)
58
Tỉnh Thừa Thiên - Huế
2970/2006/QĐ-UBND
2969/2006/QĐ-UBND
2969/2006/QĐ-UBND
59
Tỉnh Tiền Giang
49/2006/ QĐ-UBND (21/9/2006)
49/2006/ QĐ-UBND (21/9/2006)

60
Tỉnh Trà Vinh
35/2006/QĐ-UBND (15/9/2006)
36/2006/QĐ-UBND (15/9/2006)
37/2006/QĐ-UBND (15/9/2006)
61
Tỉnh Tuyên Quang
17/2007/QĐ-UBND (20/6/2007)
18/2007/QĐ-UBND (20/6/2007)
16/2007/QĐ-UBND (20/6/2007)
62
Tỉnh Vĩnh Long
1655/2006/QĐ-UBND  (23/8/2006)


63
Tỉnh Vĩnh Phúc
72a/2006/QĐ-UBND (29/9/2006)
72c/2006/QĐ-UBND (29/9/2006)
72b/2006/QĐ-UBND (29/9/2006)
64
Tỉnh Yên Bái
188/2006/QĐ-UBND (26/4/2006)





HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
Tel/Hot: 38978442 - 0913 707378
Mail: contact@pngeo.com
Web: WWW.PNgeo.com
Địa chỉ: 145/23 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long B, Q9